Tân cương Thái Nguyên – một vùng đất hữu tình in hằn tích cổ vẫn gợi liên tưởng đến huyền thoại tình yêu chàng Cốc, nàng Công.
“ Một người đi nước mắt thành sông, một người chờ, chờ hóa núi…”
Sông Công được hình thành bởi suối nguồn nước mắt mà nàng Công khóc ngày đêm. Tương truyền khi dòng sông chảy đến chân núi Cốc đã sinh ra một loài cây xanh lá quanh năm. Phù sa sông Công dâng đầy xô dạt, tụ về thành những gò đất mới làm nên những đồi chè như mâm sôi rải rác tại vùng Tân Cương. Nước mắt nàng Công thấm vào rễ nên lá cây có vị vừa chát, vừa ngọt sâu lưu luyến mãi nơi cổ họng. Vị trà nơi đây được ẩn giấu ở tấm lòng, sự thủy chung của tình yêu. Vị thơm đượm, tiền chát hậu ngọt, đó là thức uống nhấp một ngụm mà nhớ suốt đời, khiến giới sành trà phải tôn xưng “Đệ nhất Danh trà”.
Trà Đinh, sản phẩm số một Đệ nhất danh trà. Từng đinh trà còn đang ngậm hơi sương được tỉ mỉ lựa chọn vào mỗi buổi sớm mai trên vùng Trà Tân Cương – Thái Nguyên để hội tụ và lắng đọng được những tinh hoa của khoảnh khắc chuyển giao đất trời.
Bằng phương pháp thủ công truyền thống, dưới bàn tay của các nghệ nhân HTX.Trà Sơn Dung, những đinh trà hảo hạng được tạo ra mang đặc trưng riêng biệt.
Bộ hộp Sinh Lộc Thượng hạng bao gồm 12 gói trà, mỗi gói trà mang ý nghĩa đặc trưng cho từng con giáp trong văn hóa Tâm linh của người Việt, là kết quả của Thiên can – Địa chi với mong muốn mỗi năm qua đi đều có 1 con Giáp che chở, bởi sự vận động của Vũ trụ đều có nền tảng từ những thứ rất đỗi quen thuộc với con người, giúp con người hòa nhập để tận hưởng cảm giác thực mà thiên nhiên ban tặng.
Mười hai gói trà được chia thành 4 cột biểu trưng cho khí tiết trong năm. Xuân làm mùa màng cây cối xanh tươi, Hạ cho trái ngọt, hoa thơm, Thu mát dịu xanh cao, Đông ấp ủ mầm sống để khi Xuân về ấm áp mang theo chồi non. Sự luân chuyển 4 mùa đem lại may mắn và niềm ước vọng cho cuộc sống no đủ, sum vầy. Sơn Dung Trà “Năng lượng từ thiên nhiên” đang làm điều đó vì bạn!
Hướng dẫn pha trà:
1. Chọn nước pha trà: Nước pha trà sử dụng nước suối nguồn hoặc nước giếng khơi là ngon nhất. Hoặc có thể dùng nước lọc máy để pha. Không nên sử dụng nước máy hoặc nước khoáng vì sẽ làm thay đổi màu sắc, mùi vị của nước trà
2. Ấm pha trà: Nên chọn dùng các loại ấm tử sa, ấm gốm. Trong trường hợp không có hai loại ấm này thì nên chọn ấm sứ, tuyệt đối không nên dùng ấm sắt để pha trà.
3. Đánh thức trà: Làm nóng ấm bằng nước đun sôi, sau đó cho một lượng trà vừa đủ vào ấm. Cho một lượng nước sôi khoảng 80 – 90 độ C vừa đủ vào ấm. Sau 3 giây đổ nước ra, dùng nước này để làm nóng các chén trà. Việc làm này giúp loại bỏ một số các bụi phấn trà (có vị ngái) đồng thời làm nóng trà và nở cánh trà.
4. Chế nước sôi vào ấm: Cho một lượng nước sôi khoảng 80 – 90 độ C vừa đủ vào ấm. Hãm 3 phút, sau đó đổ hết nước trà ra chén tống hoặc chia đều ra các chén quân. Lưu ý: Không nên để lại nước nhiều trong ấm vì ngâm trà búp non trong nước sôi lâu sẽ làm mất hương vị và màu nước. Tới nước sau, nên đợi đến khi nào gần thưởng hết chén đầu thì hãy chế thêm nước sôi, đợi thêm khoảng 1 phút là rót ra ngay.
5. Ngay sau khi chia nước trà ra các chén, đưa chén trà lại gần mũi để thưởng thức thêm một lần nữa hương cốm tự nhiên của trà sau đó từ từ thưởng trà.
Hướng dẫn bảo quản
1. Kẹp chặt gói trà sau khi sử dụng. Hoặc bảo quản trong hộp kín.
2. Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh nơi ẩm mốc.
4. Trà khô bảo quản được lâu dài trong ngăn mát tủ lạnh. Có thể giữ được mùi thơm và chất lượng trà lâu hơn.
5. Hạn dùng 01 năm kể từ ngày sản xuất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.